Phương pháp dùng đường để điều trị vết thương xuất hiện ở đâu ?
-
Phương pháp dân gian dùng đường đắp lên vết thương đã có từ lâu ở Châu Phi - nơi người nghèo không đủ tiền cho các loại thuốc đắt đỏ. Nhưng nó có căn cứ khoa học nào không ?
-
Tại vùng nông thôn nghèo ở Zimbabwe, từ nhỏ, cậu bé Moses Murandu đã quan sát và thấy rằng dùng đường đắp lên vết thương sẽ giúp nó mau lành hơn là để tự nhiên.
-
Cách làm rất đơn giản: chỉ cần rắc nhẹ các viên đường phủ kín phần ẩm của vết thương. Sau đó băng lại cẩn thận. Lưu ý là phải rửa sạch và thay băng hàng ngày.
-
Nhưng về sau, khi có điều kiện làm việc tại Hệ thống Sức khỏe Anh Quốc (NHS), DR. Moses lại ít thấy nền y học tiên tiến sử dụng đường trị thương. DR. Moses quyết định nghiên cứu kĩ chuyện này. Cuối cùng, vào tháng 3/2018, thí nghiệm bước đầu của DR. Moses đã thành công và được trao thưởng trên tạp chí Journal of Wound Care.
Hình ảnh DR. Moses và bệnh nhân của mình
-
Theo đó, đường là dược liệu rẻ, tự nhiên, giúp ngăn vi khuẩn phát triển xung quanh vết thương. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, ngay cả khi thuốc kháng sinh đã "bó tay" trước vi khuẩn thì đường vẫn còn tác dụng.
-
Phát hiện này thật đáng quan tâm giữa lúc các trường hợp kháng kháng sinh trên cơ thể người đang ngày càng cao - kết quả của việc bệnh nhân tự dùng thuốc bừa bãi, không theo toa thuốc của bác sĩ.
-
Tuy nhiên, từ phát hiện của DR. Moses đến thực tế còn là khoảng cách khá xa. Thứ nhất, DR. Moses phải nghiên cứu sâu hơn nữa nhưng lại chưa đủ kinh phí.
-
Hiện nay các khoản tài trợ chủ yếu đến từ các CTY dược phẩm, mà họ không thấy nhiều giá trị kinh tế của việc nghiên cứu đường nhằm thay thế cho thuốc kháng sinh. Bởi đường – loại nguyên liệu hết sức phổ biến thì đâu thể được cấp bằng sáng chế!
-
Trước khó khăn này, DR. Moses dự định thuyết phục các nhà tài trợ bằng những trường hợp thực tế. Ví dụ như lần về thăm quê nhà Châu Phi, anh gặp một bệnh nhân nữ mang vết thương đã nhiễm trùng kinh khủng suốt 5 năm ở chân.
-
Các bác sĩ đều cho rằng cưa chân là biện pháp duy nhất để cứu chữa, thế nhưng bệnh nhân rất sợ hãi. Anh Moses bèn thử khuyên bà về nhà rửa sạch vết thương và rắc đường lên, lặp lại hàng ngày. Đến nay người phụ nữ này vẫn giữ được cả 2 chân của mình.
Hình ảnh chứng minh khả năng điều trị vết thương hiệu quả từ đường
-
Thế nhưng còn 1 thử thách khác mà DR. Moses phải giải quyết . Đó là liệu bệnh nhân tiểu đường (thường bị loét cẳng chân và bàn chân) thì có thể dùng đường để trị thương được không? Những bệnh nhân này cần phải kiểm soát nồng độ glucozơ trong máu.
-
Và đây là giả thiết khả quan của DR. Moses: "Đường là chất saccarozo, và cơ thể cần có enzyme để chuyển hóa nó thành glucozo, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta hấp thụ đường. Còn khi rắc đường lên vết thương thì không xảy ra".
Bác sĩ thú y Maureen McMichael đã dùng đường để trị vết thương cho vật nuôi và đạt được kết quả rất mĩ mãn :
-
Trong khi DR. Moses vẫn còn tiếp tục các nghiên cứu trên người bệnh, thì ở Mỹ, bác sĩ thú y Maureen McMichael đã dùng đường trị thương cho động vật trong nhiều năm.
-
Chính xác là cô McMichael bắt đầu sử dụng đường và mật ong cho các vết thương của chó, mèo, gia súc từ năm 2002 tại Bang Illinois. Cô cho biết mật ong còn có tác dụng ức chế vi khuẩn hiệu quả hơn đường, nhưng giá thành cao hơn nên ít được sử dụng.
Hình ảnh của bác sĩ thú y Maureen McMichael và vật nuôi
-
Cô McMichael kể về 1 trường hợp thành công mĩ mãn của mình: "Có 1 chú chó hoang bị đàn pitbull tấn công, và vì nó không có chủ nên không thể sử dụng thuốc đắt tiền .
-
Chúng tôi đã thoa đường và mật ong lên 40 vết cắn mỗi bên chân của chú chó. Và kết quả thật bất ngờ chỉ sau 8 tuần, may mắn là anh bạn của chúng ta đã bình phục".
-
Trở lại câu chuyện của DR. Moses, thật thú vị và kì diệu là 1 phương pháp dân gian từ vùng quê Zimbabwe đã dần được công nhận ngay tại nước Anh tiên tiến. DR. Moses nói với giọng đầy quết tâm "Tôi sẽ còn nghiên cứu sâu hơn, trở về nhà và đem cách chữa trị này phổ biến hơn nữa ở Châu Phi – nơi có nhiều người cần nó nhất" .
Link liên kết :
Địa chỉ bán Táo mèo chất lượng tại tphcm
Đường giúp vết thương mau lành ngay cả khi thuốc kháng sinh đã “bó tay”